5 ví dụ thành công nhất khi áp dụng MVP của các Startup

Dựa trên kinh nghiệm của các Startup trước đó, khái niệm MVP ra đời đã giúp cho hàng ngàn công ty khởi nghiệp bắt đầu thông minh hơn và lựa chọn các hình thức kinh doanh ổn định hơn. Khiến họ hiểu rõ không phải cứ chi nhiều tiền hoặc thuê một nhóm phát triển là mang tới thành công. Bài viết dưới đây, dichvuthietkewebsite.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một sản phẩm mà chắc chắn sẽ làm cho khách hàng của bạn sẽ yêu thích với chi phí thấp nhất có thể.

vi-du-thanh-cong-khi-ap-dung-mvp-cua-startup-2

Điểm qua những Startup thành công khi áp dụng MVP

1. Khái niệm MPV

MVP (Minimum viable product) hay sản phẩm khả dụng tối thiểu chính là những sản phẩm được ra mắt với các tính năng tối thiểu nhất.

Có thể nói, đây chính là phiên bản đầu tiên của sản phẩm mới được phát hành. Giúp Startup có thể tiếp cận khách hàng đầu tiên một cách nhanh chóng với ít công sức nhất và nhận được phản hồi nhiều nhất từ phía khách hàng. Từ đó, để bạn có thể đánh giá nhu cầu thị trường và dần hoàn thiện sản phẩm của mình nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh trong tương lai.

Khi bạn có nhu cầu triển khai MVP cho sản phẩm mới của mình, hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ hai yếu tố đó là “Tối thiểu” và “Có sẵn”.

vi-du-thanh-cong-khi-ap-dung-mvp-cua-startup-4

Khám phá giá trị cốt lõi của MVP

2. Tại sao nên bắt đầu với một MVP thay vì một sản phẩm hoàn chỉnh?

Lợi ích lớn nhất để thuyết phục để bạn tập trung vào MPV trước khi đưa ra thị trường một sản phẩm - dịch vụ hoàn chỉnh đó chính là “MVP giúp tăng cơ hội thành công cao hơn cho các dự án”.

Cùng dichvuthietkewebsite.vn điểm qua những con số đáng sợ:

  • 42% startup thất bại do “không có nhu cầu thị trường - no market need”.
  • 29% startup thất bại do thiếu vốn.

vi-du-thanh-cong-khi-ap-dung-mvp-cua-startup

Sự thất bại của các Startup khi không lựa chọn phát triển MVP

Chìa khóa để xây dựng một MVP tuyệt vời là học hỏi. Khi bạn có ý tưởng về một sản phẩm mới, bạn nghĩ mọi người sẽ muốn nó nhưng thực sự nó sẽ trông như thế nào trên thị trường?

Xây dựng MVP cho phép bạn thử nghiệm thị trường sớm hơn và nhận lại các phản hồi thực tế từ khách hàng tiềm năng. Bạn có thể nhanh chóng xem liệu sản phẩm của mình có đang đi đúng hướng hay không, những tính năng nào cần được tối ưu hóa, những tính năng nào mà khách hàng của bạn không sử dụng và liệu mô hình kinh doanh của bạn có cần thay đổi hay không.

MVP giúp giảm tỷ lệ lỗi cho các Startup vô cùng hiệu quả. Bởi vì họ có thể đạt được sự nhất quán giữa sản phẩm với thị trường thông qua việc học hỏi và thử nghiệm liên tục.

Điểm quan trọng thứ hai mà bạn cần quan tâm đó là là ít nỗ lực nhất. Tài nguyên khan hiếm sẽ làm cho Startup nhanh chóng cạn kiệt tài chính nếu cố tình xây dựng một số lượng lớn các tính năng. Thậm chí còn không có đủ ngân sách để đưa sản phẩm ra thị trường. Bằng cách phát hành các phiên bản có tính năng và tài nguyên tối thiểu sẽ giúp bảo vệ quá trình triển khai dự án của Startup. Nếu MVP không diễn ra theo cách bạn muốn, thì bạn vẫn có nhiều tài nguyên để thay đổi nó.

Vì vậy, bạn có thể thấy rằng MVP có nhiều lợi thế lớn như:

  • Tối ưu các chi phí phát triển của sản phẩm ban đầu.
  • Giảm rủi ro không mong muốn.
  • Giảm khối lượng công việc.
  • Hạn chế hành vi “đập đi và xây dựng lại” sản phẩm.
  • Kiểm tra và phân tích thị trường một cách nhanh chóng.
  • Giúp bạn triển khai kiếm tiền từ rất sớm. 

Bên cạnh đó, MVP còn giúp bạn thu hút các nhà đầu tư một cách nhanh chóng. Rất ít nhà đầu tư sẵn sàng “chi tiền” cho một ý tưởng hoặc một bản prototype. Cái họ cần đó là một sản phẩm thực sự, trong khi đó MVP vẫn chỉ là phiên bản lý tưởng. Điều quan trọng là nếu có khách hàng (chỉ một vài người) sẵn sàng trả tiền cho MVP của bạn, thì Startup của bạn cũng sẽ sớm được các nhà đầu tư bật đèn xanh.

vi-du-thanh-cong-khi-ap-dung-mvp-cua-startup-1

Lợi ích MVP mang tới cho các đơn vị Startup

Ý nghĩa to lớn của MVP là giúp bạn nhanh chóng chứng minh rằng sản phẩm của bạn có người dùng và khách hàng luôn sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm của bạn. Do đó bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

3. 5 ví dụ về MVP từ những Startup thành công

Dưới đây là những minh chứng thành công của các đơn vị Startup khi tập trung vào phát triển MVP trước.

3.1 MVP của Facebook

Phiên bản đầu tiên của nền tảng xã hội này có tên là thefacebook, được ra mắt vào tháng 1 năm 2004.

Ban đầu, Facebook hoạt động như một mạng xã hội dành riêng cho sinh viên Harvard theo một dạng danh bạ tổng hợp. Cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của nền tảng đã thúc đẩy Zuckerberg mở rộng nó sang các trường đại học khác và cuối cùng là toàn thế giới.

3.2 MVP của Airbnb

Mọi người sẽ trả tiền để ở trong nhà của một người lạ, thay vì phải thuê một phòng trong khách sạn? Đây là trăn trở lớn nhất của những người sáng lập Airbnb.

Để kiểm tra ý tưởng này, những người sáng lập đã chụp ảnh căn hộ của họ. Sau đó, tạo một trang web đơn giản và đăng lên đó một quảng cáo cho thuê. Dịch vụ này nhắm mục tiêu đến các khách tham dự một hội nghị sắp tới trong thành phố của họ.

Phiên bản đầu tiên của Airbnb vẫn chỉ là một vài trang rất đơn giản, hơn nữa còn được xây dựng bằng HTML cơ bản. Nhiều năm sau, Airbnb đã là một trang web phức tạp với nhiều tích hợp và logic tuyệt vời.

Việc cho thuê căn hộ của chính mình, gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với những vị khách chưa quen biết giúp họ hiểu được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, liệt kê được tất cả những tính năng cần phát triển trong tương lai.

3.3 MVP trên Twitter

Tiền thân của Twitter là một nền tảng podcasting, có tên là Odeo. Chỉ sau một thời gian hoạt động, Odeo đã mất thị phần với sự ra đời của iTunes. Vì vậy, công ty phải nhanh chóng xoay chuyển tình thế. Sau một cuộc thi hackathon lớn, Odeo đã phát triển twttr.

Thời gian đầu, twttr được thiết kế ra nhằm phục vụ cho người dùng Odeo nội bộ làm phương tiện trò chuyện, để cho nhân viên trao đổi tin nhắn. Chẳng bao lâu sau, nhân viên của thương hiệu đã phải trả phí cho những hóa đơn điện thoại khổng lồ do các hoạt động của họ đã thực hiện trên nền tảng này.

Chứng kiến ​​tiềm năng thị trường của nó, twttr sau đó đổi tên thành Twitter vào năm 2006 và phát hành ra công chúng, hơn nữa còn ngày càng trở nên phổ biến.

3.4 MVP của Dropbox

Bất cứ ai muốn lưu trữ dữ liệu an toàn trên đám mây chắc hẳn đã nghe nói đến Dropbox. Dropbox MVP chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề thu hút sự quan tâm của người dùng trước khi cho ra mắt sản phẩm thực tế.

Trong cuốn sách The Lean Startup của mình, Eric Ries đã đưa ra một ví dụ về cách Dropbox bắt đầu với một MVP. Lúc đầu, họ không thực sự quan tâm đến việc tạo ra một dịch vụ trực tuyến được biết đến với độ tin cậy và tính khả dụng cao.

Họ chỉ đơn giản là quay lại một đoạn video demo dài ba phút cho thấy Dropbox hoạt động như thế nào. Họ tạo một trang đích với video này và thu thập email từ các khách hàng tiềm năng. Thật bất ngờ, 75.000 người đã đăng ký sử dụng Dropbox trong một ngày.

Điều này đã củng cố niềm tin của những người sáng lập Dropbox và họ bắt đầu tạo ra công ty Dropbox cực kỳ thành công như ngày nay.

3.5 MVP của Groupon

Trong những năm đầu mới ra mắt, Groupon chỉ là một blog WordPress có tên “The Point”. Có thể đây không phải là một ví dụ điển hình về MVP khởi nghiệp công nghệ, nhưng vẫn sẽ là một MVP thành công đáng để tham khảo.

The Point hoàn toàn không phải là Groupon của ngày hôm nay. Nó hoàn toàn khác, hơn nữa còn thất bại thảm hại. Nhưng cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường cho các nhà phát triển của nó. Sau đó, họ dần chuyển trọng tâm sang cung cấp các giao dịch hàng ngày dưới dạng các bài đăng trên blog Wordpress. Và đặc biệt, nó bắt đầu trở nên phổ biến. Dần dần, các nhà phát triển cuối cùng đã biến nó thành một sự kết hợp giữa giao diện web và di động. Đồng thời còn liên tục đổi mới sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.

Giống như các ứng dụng khác, Groupon không được đón nhận nồng nhiệt khi mới ra đời. Thành công của nền tảng này chính là kết quả của những thay đổi liên tục dựa trên ý kiến của người dùng.

4. Tổng kết

Trên đây là 5 ví dụ thành công nhất về MPV mà dichvuthietkewebsite.vn muốn đem đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng, sau nội dung bài viết này có thể giúp các bạn thấy rõ được tầm quan trọng và tính hữu ích mà MVP mang lại. Nếu có nhu cầu phát triển một sản phẩm hay dịch vụ mới cho doanh nghiệp mình, đừng ngần ngại mà không triển khai sản phẩm tối tiểu. Để từ đó có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí marketing hiệu quả.

>> Xem thêm: MVP - Giải pháp hiệu quả để xây dựng chiến lược kinh doanh chất lượng

0327900540