Dichvuthietkewebsite.vn là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FHM Việt Nam.
Có thể nói, MVP hiện đang đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong việc phát triển chiến lược kinh doanh mới hay cho những Startup đang có ý định đầu tư. Trong nhiều năm trở lại đây, xu hướng marketing của các doanh nghiệp hay đơn vị cá nhân thường có dấu hiệu giống nhau, bị lặp đi lặp lại. Để có thể giúp doanh nghiệp mình tạo ra một thị trường ngách thành công thì chắc chắn không thể bỏ qua MVP. Vậy thực chất MPV là gì? Tại sao nó lại trở nên quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh. Cùng dichvuthietkewebsite.vn khai thác chi tiết về sản phẩm này ngay sau đây nhé!
Vai trò của sản phẩm khả dụng tối thiểu - MVP
MVP hay còn biết đến với tên gọi đầy đủ là Minimum Viable Product. Đây là một dạng sản phẩm tối thiểu (giới hạn) được các doanh nghiệp tung ra thị trường nhằm mục đích thử nghiệm cho sản phẩm chính thức.
Trong chiến lược kinh doanh, MVP chính là một phiên bản rút gọn của một sản phẩm mới mà công ty chuẩn bị kinh doanh ra thị trường. Sản phẩm này sẽ thường được phát hành trong một thời gian cụ thể trước khi sản phẩm chính thức được ra mắt.
Một MVP chất lượng chắc chắn phải có đủ tính năng tối tiểu của sản phẩm chính, hơn nữa còn phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhằm mục đích lôi kéo người dùng đặt hàng sau khi sản phẩm chính thức ra mắt.
Điểm đặc biệt trong chiến lược phát triển này đó là cho phép các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu sở thích, mục tiêu của người dùng và thu thập ý kiến đánh giá thông qua các trải nghiệm sản phẩm mẫu. Đồng thời, qua việc tiếp cận sẽ giúp bạn cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm cho người dùng. Hơn nữa, còn biết cách phân bổ ngân sách về giá cả sao cho hợp lý nhất.
Việc xây dựng MVP không phải chỉ là nhất thời mà đó sẽ là một quá trình dài được lặp đi lặp lại nhằm giải quyết mọi vấn đề, nhu cầu của người dùng theo thời gian.
Giới thiệu chi tiết về MVP
MVP sẽ mang tới rất nhiều lợi ích khi phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những đơn vị Startup có vốn đầu tư thấp.
Lý do nên sử dụng MVP khi phát triển một chiến lược kinh doanh mới
Để giúp doanh nghiệp bạn tăng thêm tự tin khi đưa MVP ra thị trường, cần phải đảm bảo thực hiện đủ các bước cơ bản sau:
Đầu tiên bạn cần phải xác định rõ nhu cầu về sản phẩm kinh doanh hiện có đang được phổ biến trên thị trường tiêu dùng hay không. Đây cũng là cách rõ nhất để bạn biết được sự cạnh tranh hay tỷ lệ nhu cầu của khách hàng.
Điểm quan trọng mà bạn cần phải đặc biệt chú ý đó là phân tích rõ sự phát triển của đối thủ. Để từ đó tạo ra được sự khác biệt, điểm nổi bật cho sản phẩm của mình.
Ngay khi bạn nắm rõ được nhu cầu cho sản phẩm của mình, thì bạn cần phải đặt ra được những mục tiêu kinh doanh dài bạn. Chẳng hạn như mong muốn đạt được khi đưa sản phẩm ra thị trường, lợi nhuận thu về ra sao, các tiêu chí để mang tới thành công.
Điều quan trọng khi tạo ra MVP đó chính là thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng. Cách tốt nhất để bạn hiểu rõ khách hàng của mình sẽ có trải nghiệm như nào khi lần đầu sử dụng sản phẩm đó chính là lập bản đồ về hành trình của người dùng.
Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng xem xét ưu - nhược điểm của sản phẩm dưới góc nhìn của người tiêu dùng. Đồng thời, còn cùng cấp thêm thật nhiều thông tin giá trị để bạn chỉnh sửa sản phẩm sao cho đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của người dùng.
Ngoài ra, việc biết rõ hành động và hướng đi của người dùng còn giúp bạn dễ dàng hoàn thành các mục tiêu cuối cùng. Đảm bảo không để bỏ rõ bất kỳ giai đoạn hay vấn đề nào trong hành trình người dùng.
Ngay khi bạn đã có trong tay hành trình của người dùng, hãy tiếp tục tạo ra bản đồ liệt kê. Đảm bảo thể hiện rõ những lợi ích và khó khăn về mỗi hành động đã được tạo của người dùng. Việc triển khai bản đồ thể hiện từng mức độ khó khăn và lợi ích sẽ cho phép bạn dễ dàng tìm ra hướng giải quyết hiệu quả.
Đặc biệt, chiến thuật này còn giúp bạn hiểu rõ địa điểm, vị trí nào sẽ mang tới giá trị tiềm năng nhất cho sản phẩm. Từ đó, bạn có thể tập trung phát triển MVP của mình tới những lĩnh vực này.
Khi bạn đã hiểu rõ vị trí ưu tiên cho sản phẩm thì bạn cũng cần phải đưa ra được câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Đối với MVP, điều quan trọng nhất là bạn phải biết tự giới hạn tính năng cho sản phẩm của mình. Chỉ nên ưu tiên hiển thị những giá trị cần thiết, cốt lõi nhất khi đưa sản phẩm thử nghiệm ra thị trường.
Để xác định rõ các yrus tố, chức năng cốt lõi của MVP thì bạn cần phải tạo ra được bảng danh sách tất cả những tính năng mong muốn được cung cấp cuối cùng cho người dùng. Sau đó, hãy tiến hành tinh gọn tính năng cho MVP. Một phương pháp để bạn mang tới hiệu quả khi cần xác định các yếu tố quan trọng đó là sử dụng ma trận MoSCoW.
Có thể nói, MoSCoW chính là phương giúp bạn nhanh chóng xác định rõ các yêu cầu cho sản phẩm. Để từ đó có thể giảm thiểu phạm vi hoạt động và tối ưu lại chi phí. Khi triển khai một dự án bất kỳ sẽ thường xuất hiện rất nhiều tính năng. Nếu bạn không biết cách thu nhỏ hiệu quả ứng dụng thì MoSCoW sẽ có thể giúp bạn.
Đây là giải pháp cực kỳ hiệu quả giúp bạn đi đúng hướng. Nếu chẳng may bạn phát triển quá nhiều tính năng thì sẽ khiến cho tiến trình, ngân sách hay khả năng đạt thành công trong các mục tiêu kinh doanh bị ảnh hưởng khá nhiều.
Phản hồi của người dùng thường được ví như mỏ vàng thông tin cho mọi doanh nghiệp. Không chỉ giúp bạn xác định rõ điểm đến của sản phẩm, mà còn chỉ ra được những điểm vẫn chưa được tốt cần phải cải thiện.
Những thông tin này cũng giúp bạn hiểu rõ hướng đi của MVP hoặc chủ động thay đổi lại các bước thực hiện sao cho phù hợp nhất. Việc bạn chủ động xem xét phản hồi của người dùng hay theo dõi hành vi của họ sẽ giúp bạn nắm rõ về họ. Và những điều họ đang mong muốn nhận được từ sản phẩm của bạn.
Quy trình tạo nên một MVP thành công
Phát triển MVP đang là xu hướng thực hiện phổ biến của hầu hết mọi doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Để MVP luôn được đi đúng hướng thì bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ mọi thông tin trước khi bắt tay vào thực hiện. Hy vọng, qua những thông tin mà dichvuthietkewebsite.vn cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ về MVP là gì. Để từ đó, có thể xây dựng ra các bước triển khai đúng đắn mang lại thành công nhanh chóng cho các chiến lược kinh doanh của mình.
>> Xem thêm: 5 ví dụ thành nhất khi áp dụng MVP của các Startup