Chiến lược kinh doanh dài hạn của các ông trùm

Không phải cứ đầu tư tiền là đã có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cho một doanh nghiệp. Để đưa một thương hiệu phát triển và đứng vững trên thị trường bất chấp có nhiều đối thủ cạnh tranh là cả một chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, sẽ không dễ để các ông trùm chia sẻ những bí quyết của mình ra cho đối thủ cạnh tranh tham khảo. Hãy cùng dichvuthietkewebsite.vn tập trung đánh giá về chiến lược kinh doanh của các nhãn hàng lớn ngay trong bài viết dưới đây.

CHIEN-LUOC-KINH-DOANH

Bí mật về chiến lược kinh doanh của các thương hiệu lớn

1. Tìm hiểu chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh chính là yếu tố phát triển vô cùng quan trọng mà bất kỳ cửa hàng, công ty, doanh nghiệp cũng phải có. Cụ thể hơn, đây chính là các kế hoạch, mục tiêu, phương hướng phát triển, quy trình quản lý nhân sự,... để giúp một doanh nghiệp tạo ra được các lợi thế khác biệt so với thị trường chung.

Về lý thuyết thì khái niệm này có thể hiểu rất đơn giản nhưng khi áp dụng trong thực thế lại không hề dễ dàng. Để lập ra một chiến lược đúng đắn và thực hiện theo các mục tiêu đã đề ra là cả một quá trình dài,, không ngừng khảo sát và thay đổi cho phù hợp.

Nhưng bạn cũng không được nhầm lẫn giữa khái niệm về chiến lược và chiến thuật. Dù đặt trong hoàn cảnh nào thì nghĩa của hai khái niệm này cũng hoàn toàn khác nhau. Chiến lược là một phạm vi lớn hơn chiến thuật rất nhiều và chỉ được hoặc định theo dài hạn. Còn chiến thuật có thể được diễn ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng lại chỉ là một mục con của chiến lược.

Nếu xây dựng được cho doanh nghiệp mình một chiến lược đúng đắn để phát triển dài hạn sẽ tạo ra được các lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Được nhiều người tiêu dùng bến đến sản phẩm - dịch vụ hơn, đem lại nguồn doanh thu không ngừng tăng trưởng và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngành.

Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo sẽ bao gồm rất nhiều giải pháp để đạt được các mục tiêu đề ra. Đặc biệt, nội dung phải có sự khác biệt với các đối thủ và phải giải đáp được câu hỏi “Làm sao để mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp?”.

THONG-TIN-CHIEN-LUOC-KINH-DOANH

Thông tin chúng về chiến lược kinh doanh

2. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các nhân tố cốt lõi có thể thay đổi kết quả nhận được:

2.1 Tố chất thương lượng và khả năng ép giá của người mua

Để tránh bị khách hàng ép giá khi mua sản phẩm - dịch vụ, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ. Đánh giá xem thị hiếu hiện tại của người tiêu dùng là gì, các mặt hàng nào đang hot hiện nay để từ đó đưa ra bảng giá cụ thể cho các sản phẩm của mình.

2.2 Khả năng cạnh tranh của các đối thủ với nhau

Bất kể một ngành hàng, một lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thật kỹ các đối thủ, kiểm tra các thông tin liên quan, để từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích nhất cho chiến lược kinh doanh của mình.

2.3 Nguy cơ bị các đối thủ vượt mặt về công nghệ

Để tránh bị rơi vào tình trạng bế tắc và các đối thủ vượt mặt trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải tự cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất. Để không bị đối bỏ lại phía sau và mang tới những lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng.

2.4 Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế trên thị trường

Cần phải đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được bày bán trên thị trường luôn được tối ưu về chất lượng. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là nên đầu tư vào phát triển công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, thay đổi phong cách bán hàng để có thể giảm thiểu cho giá thành của các sản phẩm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đẩy mạnh đến những đặc điểm nổi trội của sản phẩm, đưa ra những điểm mạnh để thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến.

2.5 Tố chất thương lượng và khả năng ép giá của người cung ứng

Đương nhiên tâm lý của các nhà cung ứng sẽ là đưa ra những dịch vụ phải chăng nhưng lại thu được nhiều lợi nhuận nhất về cho doanh nghiệp của mình. Do đó, họ có đưa ra các quyết định tăng hoặc giảm giá thành, chất lượng của các nguyên liệu tùy vào từng thời điểm.

YEU-TO-ANH-HUONG-DEN-CHIEN-LUOC-KINH-DOANH

Điều gì ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

3. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh chuẩn của các doanh nghiệp

Để giúp cho thương hiệu phát triển theo hướng đi đúng đắn và tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, dưới đây dichvuthietkewebsite.vn sẽ chia sẻ tới bạn 4 bước xây dựng chiến lược mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.

Bước 1: Xác định rõ đối tượng mục tiêu

Đây là bước vô cùng quan trọng, tuyệt đối không thể thiếu khi bạn thiết lập cho doanh nghiệp mình một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Trong quá trình bàn bạc để đi đến ý kiến thống nhất bạn cần phải đảm bảo đáp ứng đủ được các yếu tố: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và cơ hội tái đầu tư.

Bước 2: Nghiên cứu, đánh giá và phân tích thị trường mục tiêu

Để đưa ra các hướng phát triển đúng đắn thì doanh nghiệp của bạn phải hiểu rõ thị trường, nắm rõ thông tin về các đối thủ cạnh, sự phát triển của ngành và vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Thông qua các bảng phân tích số liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh, đưa ra các giải pháp phù hợp và định hướng tránh rủi ro.

Bước 3: Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược bán hàng

Trong kinh doanh nếu đã có một bản kế hoạch hoàn chỉnh và được thực hiện tuần tự theo từng bước sẽ giúp cho bạn có thể mang về doanh số khả quan hơn. Hơn nữa, còn có thể dễ dàng đánh giá và điều khiển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Bước 4: Luôn triển khai đo lường các thông số và tối ưu lại kết quả triển khai

Hành động này được xem là quá trình kiểm duyệt sau cùng. Có thể đưa ra các giải pháp, ý kiến bổ sung và thay thế sau khi đã lập xong chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, thông qua việc triển khai đo lường cũng giúp bạn điều chỉnh lại nội dung của chiến lược sao cho phù hợp nhất nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

4. Phân tích chiến lược kinh doanh của các ông trùm lớn trên thị trường

Thông qua việc thu thập giữ liệu, chúng tôi đã tổng kết được những chiến lược kinh doanh của các thương hiệu lớn thuộc đa ngành nghề khác nhau.

4.1 Costco

Là một nhà bán buôn, bán lẻ hàng đầu về đa dạng ngành hàng đến từ Mỹ. Hiện nay, Costco đã có gần 785 cửa hàng bán lẻ và 493 nhà kho được rải rác tại 12 quốc gia lớn trên toàn thế giới. Với mô hình kinh doanh tương đối đơn giản nhưng lại không kém phần độc đáo, Costco hiện đang là thương hiệu gần như chiếm lĩnh thị trường về các mặt hàng liên quan đến thực phẩm, phần mềm, quần áo, đồ nội thất, rượu,...

Chỉ trong năm 2020, Costco đã thu về 163 tỷ USD, con số này đã tăng 9% so với các năm trước, với thu nhập ròng được báo cáo là đạt 4 tỷ đô la. Theo tờ Statista đã cập nhật, trong năm 2021 doanh thu thuần của thương hiệu này đã lên đến 192,1 tỷ USD. 

Để đạt được con số này Costco đã luôn tập trung phát triển doanh nghiệp của mình theo một mô hình chuẩn. Tất cả đều dựa trên quy chế hội viên, khả năng chọn lọc sản phẩm kỹ càng và các mức giá bán đưa ra vô cùng phải chăng.

chien-luoc-kinh doanh

a. Hệ thống hội viên của Costco

Chiến lược kinh doanh của Costco đó là không bán hàng thụ động, mà tập trung xây dựng mạng lưới về khách hàng chủ động. Việc này sẽ giúp cho nguồn doanh thu luôn được đảm bảo ổn định và mang lại khả năng sinh lời cao.

Costco sẽ khuyến khích các khách hàng của mình đăng ký lập tài khoản thành viên với mức phí 55 USD/năm. Sau khi khách hàng lựa chọn đăng ký thông tin thì sẽ được đặc cách mua hàng tại tổng kho và phải chi trả mức giá cũng rẻ hơn. Chỉ với chương trình này, Costco đã thu về 90% doanh thu so với thời điểm ban đầu. Thậm chí, có nhiều khách hàng còn chủ động yêu cầu Costco mở tài khoản hội viên. Trong khi đó, rất nhiều đối thủ lại phải mất tiền quảng cáo để lôi kéo khách hàng tham khảo sản phẩm.

b. Sự khác biệt về các sản phẩm bày bán và giá

Costco đã đưa ra chiến lược cho các sản phẩm kinh doanh của mình với tên gọi “cố tình lỗ”. Việc này sẽ khiến khách hàng nghĩ rằng mình đã mua được một sản phẩm chất lượng với giá vô cùng hời. Các sản phẩm “cố tình lỗ” của Costco trong những năm qua đó là hotdog và gà nướng. Chưa kể khu vực ăn uống cũng sẽ luôn được bố trí ở cuối các gian hàng. Muốn đến được đây khách hàng phải đi qua rất nhiều gian hàng về thực phẩm, đồ khô, đồ công nghệ,... với giá cực “sốc”.

4.2 Vingroup

Là một tập đoàn lớn tại Việt Nam về lĩnh vực thương mại và dịch vụ, công nghệ và công nghiệp, thiện nguyện xã hội. Với các ngành nổi tiếng như y tế, trường học, nhà ở, nhu yếu phẩm,...
Trong gần 20 năm phát triển, Vingroup đã luôn khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của mình trên thị trường tất cả là nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng đắn. Cùng tìm hiểu qua mô hình chiến lược mà tập đoàn này đã và đang áp dụng.

a. Triển khai đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao chất lượng cho từng sản phẩm

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một sản phẩm hay dịch vụ đó chính là chất lượng. Do đó, Vingroup vẫn luôn chú trọng vào cải thiện chất lượng cho từng sản phẩm, dịch vụ đang được bày bán trên thị trường. Hiệu quả của chiến lược này đó là tất cả những sản phẩm mà tập đoàn này đưa ra vẫn luôn được người tiêu dùng và các đối tác tin tưởng, yêu thích, sẵn sàng sử dụng.

b. Tạo dựng hình tượng thân thiện, luôn vì môi trường và cộng đồng

Ngoài các sản phẩm, dịch vụ Vingroup cũng luôn được người dùng đánh giá cao về những giá trị tốt đẹp mà tập đoàn này đã mang đến cho xã hội. Điển hình như Vingroup đã công bố với người dùng sẽ chuyển sang mô hình hoạt động phi lợi nhuận cho tất cả hệ thống liên quan đến bệnh viện Vinmec và trường học Vinschool. Từ đó, mang tới những giá trị lợi ích tốt nhất cho mọi khách hàng sau khi trải nghiệm.

4.3 TH True Milk

Tuy là một tân binh liên quan đến các sản phẩm về sữa được cung cấp trên thị trường. Nhưng với chiến lược kinh doanh đúng đắn cũng giúp cho TH True Milk được các khách hàng ưu ái lựa chọn sử dụng sản phẩm.

a. Khả năng định vị thương hiệu

Ngay từ khi mới tung ra thị trường, các sản phẩm sữa của TH True Milk đều được gắn mác “sạch” và cao cấp, phù hợp với các đối tượng khách hàng ở phân khúc giá cao. Thế nhưng, hình thức kinh doanh này hoàn toàn không làm cho doanh thu của thương hiệu bị giảm đi. Bên cạnh đó, việc tập trung phát triển chiến lược đã định sẵn còn giúp làm bệ phóng để TH True Milk cạnh tranh với những thương hiệu lâu năm khác như Vinamilk.

b. Giá trị thương hiệu mang tới hạnh phúc đích thực

“Hạnh phúc đích thực” chính là câu slogan nổi tiếng mà TH True Milk đã sử dụng từ những ngày đầu phát triển thương hiệu. Khi nhắc đến TH, người dùng sẽ nghĩ đến ngay quy trình sản xuất đạt chuẩn với các quy định về loại bò giống, môi trường nuôi dưỡng, quy trình chế biến và bảo quản cho sản phẩm.

c. Tạo ra sự khác biệt hóa trong các dòng sản phẩm

Sữa tươi luôn là sản phẩm chủ đạo và được đầu tư đa dạng mẫu mã. Ngoài ra, TH True Milk còn phát triển thêm sữa bột pha chiếm đến 72% thị phần vào năm 2015. Chưa kể đến, TH còn tung ra thị trường các dòng sữa tươi sạch dành cho học đường và sữa tươi thanh trùng.

5. Tổng kết

Như vậy, qua bài viết trên của dichvuthietkewebsite.vn đã liệt kế ra được khái niệm và tầm quan trọng của các chiến lược kinh doanh. Để giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, đánh bật mọi đối thủ cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm thì việc phát triển một chiến lược phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Nếu còn có câu hỏi liên quan đến vấn đề hay muốn tư vấn triển khai chiến lược hiệu quả hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

0327900540