Chiến lược kinh doanh quốc tế của các thương hiệu trong nước

Với một chiến lược kinh doanh quốc tế đúng đắn và phù hợp chắc chắn sẽ đưa doanh nghiệp phát triển thành công tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ việc xâm nhập vào một thị trường mới không có lợi thế cạnh tranh sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và thách thức. Để mang lại hiệu quả và thành công như thương hiệu cũ đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt, không thể ứng dụng 100% phương pháp thực hiện tại thị trường cũ. Vậy các chiến lược kinh doanh quốc tế nổi bật nhất hiện nay là gì? Cùng dichvuthietkewebsite.vn khám phá ngay trong bài viết này nhé!

chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-cua-cac-thuong-hieu

Yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế

1. Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Hiểu đơn giản, chiến lược kinh doanh quốc tế chính là việc bạn thực hiện các chiến lược kinh doanh đã vạch ra ở thị trường nước ngoài. Thông qua việc chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá trị, tạo ra những thay đổi sao cho phù hợp nhất với tệp khách hàng tại khu vực quốc tế.

Các hoạt động này sẽ bao gồm rất nhiều bước thực hiện, đòi hỏi phải cần rất nhiều thời gian để triển khai. Thế nhưng, đối với hoạt động vận hành và sản xuất thì sẽ không có nhiều thay đổi so với thị trường trong nước. Riêng về các cách thức tiếp cận, quảng bá sản phẩm - dịch vụ hay các chiến lược để thâm nhập thị trường sẽ cần phải có nhiều điểm khác biệt. Bởi vì nhu cầu, sở thích hay mối quan tâm của các nhóm đối tượng khách hàng tại đây cũng sẽ thay đổi.

Giống với các chiến lược kinh doanh trong nước, tại thị trường quốc tế sẽ cho phép doanh nghiệp tự xác định rõ hướng đi của thương hiệu, cách thức phát triển. Đảm bảo triển khai hoạt động theo đúng 4 vai trò then chốt đó là:

  • Đảm bảo chỉ rõ lợi thế, bất lợi mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi bắt đầu tập trung kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn lực để tạo ra các cơ hội khai thác kinh doanh mới.
  • Tối ưu hóa những mối đe dọa, sự rủi ro trong mọi hoạt động kinh doanh.
  • Đảm bảo khai thác tối đa từng lợi thế cạnh tranh, để giúp hoạt động kinh doanh được triển khai hiệu quả hơn. Đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường quốc tế.

chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-cua-cac-thuong-hieu-1

Giải mã chiến lược kinh doanh quốc tế

2. Top 4 mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế mang tới hiệu quả nhất

Dưới đây là những mô hình kinh doanh hiệu quả, đã được rất nhiều doanh nghiệp kiểm chứng khi đầu tư ra thị trường nước ngoài mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn.

2.1 International Strategy (Chiến lược quốc tế)

Nếu doanh nghiệp bạn có thể chỉ ra rõ sự thiếu sót trong nguồn cung ứng tại thị trường hay ít nhất sản phẩm tại đó còn sản xuất rất yếu kém thì đây chắc chắn là cơ hội để bạn phát triển kinh doanh.

Chiến lược quốc tế có thể tạo ra nhiều giá trị kinh doanh, lợi ích thương mại dành cho doanh nghiệp của bạn. Bằng cách chuyển giao kỹ thuật, giá trị về sản phẩm đến các thị trường quốc tế sẽ được rất nhiều người dùng đón nhận. Bởi tại đó người dùng sẽ còn quá lạ lẫm với sản phẩm hoặc thị trường chưa có nhiều giải pháp cung ứng tốt cho nhóm khách hàng này.

Có thể thấy, chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ chủ thực sự mang tới hiệu quả khi các doanh nghiệp tại bản địa chưa đủ mạnh. Hoặc các yếu tố liên quan tới cắt giảm chi phí, chính sách kinh tế tại địa phương không có nhiều tác động lên doanh nghiệp của bạn.

2.2 Multinational strategy (Chiến lược đa quốc gia)

Cùng sản phẩm - dịch vụ và dây chuyền sản xuất của bạn, thế nhưng ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ cần cách cung ứng phù hợp. Thông qua các chiến lược marketing để mang tới những sản phẩm hợp lý nhất dành cho tệp khách hàng tiềm năng tại quốc gia đó.

Đây cũng chính là cách mà doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện khi áp dụng vào mô hình chiến lược đa quốc gia. Đơn giản hơn chính là bạn cần tạo ra cho thương hiệu mình một chiến lược kinh doanh riêng biệt cho mỗi quốc gia với một ngành hàng cố định. Đảm bảo phù hợp đúng với nhu cầu và mong muốn sử dụng của thị trường ở đó.

Với chiến lược này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất nếu như nhu cầu về sản phẩm thực sự cao. Hơn nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không gặp phải những về vấn đề liên quan tới cắt giảm chi phí.

chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-cua-cac-thuong-hieu-2

Những mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế mang lại thành công cho thương hiệu

2.3 Global strategy (Chiến lược toàn cầu)

Đây cũng là một chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưa chuộng và thường xuyên được các doanh nghiệp quan tâm sử dụng. Với chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ chỉ cần tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận cho thương hiệu của mình. Thông qua các hình thức như tối ưu chi phí sản xuất để từ đó có thể đạt được những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Phần lớn những doanh nghiệp khi ứng dụng vào chiến lược toàn cầu đều lựa chọn đưa ra các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa. Hơn nữa, còn phải được phân phối tại nhiều thị trường. Như vậy thì giá thành sản phẩm của bạn mới được giảm thiểu đáng kế. Tất cả là nhờ vào việc sản xuất mặt hàng với số lượng lớn và đều đặn.

Thông thường, chiến lược toàn cầu sẽ được áp dụng nhiều tại các khu vực có số lượng lớn doanh nghiệp đang gặp phải những áp lực cao về sự cắt giảm chi phí. Hoặc tại thị trường, những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ không quá khắt khe.

2.4 Transnational strategy (Chiến lược xuyên quốc gia)

Khác với các chiến lược kinh doanh quốc tế đã kể trên, chiến lược xuyên quốc gia sẽ đòi hỏi doanh nghiệp tạo ra một sự khác biệt lớn hơn. Do đó, sẽ thường được áp dụng tại những thị trường quốc tế có mức độ cạnh tranh cao. 

Để thành công, doanh nghiệp cần khai thác tất cả các yếu tố và thế mạnh của mình. Từ đó, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh riêng cho thương hiệu của mình. Như vậy, mới có được sự ép lên các doanh nghiệp tại khu vực địa phương đang có cùng lĩnh vực kinh doanh.

Hầu hết các doanh nghiệp khi lựa chọn sử dụng chiến lược này thì đều phải chuẩn bị trước tinh thần đề đối mặt với các áp lực rất lớn về việc cắt giảm chi phí hay những yêu cầu vô cùng khắt khe từ thị trường. Đồng thời cũng cần chú ý tới sự cạnh tranh quá gắt gao giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành.

3. Tổng kết

Hiện nay, chiến lược kinh doanh quốc tế được xem là một trong những yếu tố quan trọng mà rất nhiều doanh nghiệp cần phải xác định rõ để có thể tiến xa hơn trên thị trường nước ngoài. Điều quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược là bạn phải hiểu rõ về doanh nghiệp mình. Từ đó mới có thể tạo ra được các bước triển khai marketing đúng đắn và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Hãy xác định rõ các ưu nhược điểm riêng của từng chiến lược để giúp doanh nghiệp bạn vẫn có thể hoạt động ổn định dù có đầu tư vào bất kỳ thị trường nào.

0327900540