DNS là gì ? Và tầm quan trọng của DNS

Tất tần tật các thông tin về DNS mà bạn cần biết

MỤC LỤC

 Đối với một người muốn bắt đầu xây dựng một Website riêng thì DNS là một trong những khái niệm mới rất khó khai thác. Có thể bạn đang đau đầu để phân tích DNS giữa hàng nghìn các thông tin mơ hồ tìm thấy được. Tuy nhiên, tất cả những người trong giới công nghệ nói chung, kể cả những người không chuyên sâu đều sẽ phải nắm được thông tin về DNS. Chính vì vậy, qua bài viết dưới đây, F4web sẽ bật mí tất tần tật những thông tin về DNS một cách tổng hợp và dễ hiểu nhất nhé! 

1. Tìm hiểu DNS là gì

Không ít người dùng tìm kiếm: “DNS là gì?”, “DNS Server là gì?”. Tiếp tục theo dõi bài viết để được tháo gỡ khúc mắc này.

Khái niệm

DNS được viết tắt của cụm từ Domain Name System hay còn gọi là DNS Server với ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. DNS được phát minh những năm 1984, một hệ thống cho phép người dùng thiết lập địa chỉ IP và tên miền. Nghĩa là, hệ thống máy chủ DNS sẽ chuyển đổi các tên miền website dưới dạng www.tenmien.com (vd: www.f4web.vn ) chuyển sang địa chỉ dang IP tương ứng với tên miền này, và ngược lại. 

DNS là một hệ thống có thể giúp cho sự giao tiếp giữa con người và máy tính trở nên dễ dàng hơn. Vì ngôn ngữ giao tiếp của máy tính chỉ hiểu được các dãy số, còn ngôn chữ giao tiếp của chúng ta lại là những từ ngữ viết. Bên cạnh đó, thao tác chuyển đổi của DNS có vai trò lớn đó là có thể liên kết giữa các thiết bị với nhau qua hệ thống mạng trong việc sử dụng định vị và gán địa chỉ phù hợp.

DNS là gì

DNS là gì 

Mục tiêu 

Mục tiêu của DNS đơn giản chỉ là nhằm giúp mọi người có thể dễ nhớ những chuỗi con số dài dằng dặc và khó hiểu của máy tính. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 hiện nay - thời đại phát triển của những kết nối thì vai trò của DNS lại càng quan trọng hơn. 

Chức năng 

Domain Name System có nhiều vai trò cũng như chức năng quan trọng xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cấu hình DNS được diễn tả giống như một danh bạ điện thoại. Nhờ có DNS, bạn chỉ cần nhớ tên gợi nhớ của tất cả các số điện thoại ấy, thì vì phải nhớ tất cả các con số của cả đống số điện thoại trong danh bạ của bạn. Và tên gợi nhớ của số điện thoại ấy sẽ là tên miền Website, số điện thoại tương ứng sẽ là địa chỉ IP của Website tương ứng. Khi có sự trợ giúp của DNS, trình duyệt sẽ tiến hành đọc hiểu và cho phép người dùng đăng nhập. Khi đó, bạn có thể đăng nhập vào một Website bất kỳ bằng tên của trang Web đó mà không cần phải nhập địa chỉ IP. Trình duyệt sẽ tự động thao tác nhận dạng trang Web mà bạn tìm kiếm.

Mỗi máy tính khi truy cập vào mạng Internet sẽ có một địa chỉ IP riêng và là duy nhất. Địa chỉ IP này sử dụng với mục đích thiết lập kết nối máy chủ và máy khách mọi lúc, mọi nơi. Đây chính là một chức năng quan trọng nhất mà DNS hiện tại có được. Theo đó, người dùng có thể truy cập bất kỳ vào một trang Web ở bất cứ lúc nào. 
Địa chỉ IP còn được sử dụng mới mục đích làm nền tảng kết nối các thiết bị với nhau thông qua thiết bị kết nối mạng. Cho nên, DNS là một công cụ giúp các thiết bị có thể giao tiếp với nhau.

DNS có chức năng gì?

DNS có chức năng gì?

DNS hoạt động như thế nào?

Khi người dùng muốn truy cập vào trang Web nào đó. Đầu tiên, DNS Server sẽ thực hiện phân tích, tìm kiếm thông tin trong kho dữ liệu và phân giải trong File Hosts (File Hosts là File Text trong hệ điều hành của máy chủ, sẽ chuyển Hostname mà người dùng tìm kiến thành địa chỉ IP tương xứng. 

  • Nếu có địa chỉ IP tương xứng, DNS sẽ trả lại địa chỉ IP có tên miền đó.
  • Nếu không có, DNS sẽ quay về hỏi các máy chủ tên miền với mức cao nhất (ROOT). Máy chủ tên miền ROOT sẽ đưa địa chỉ của máy chủ tên miền cục bộ nó quản lý có đuôi của trang Web bạn tìm kiếm.

Máy chủ cục bộ sẽ tiến hành gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền mà người dùng tìm kiếm, thực hiện tìm kiếm trang Web được yêu cầu. Quản lý tên miền sẽ gửi lại cho quản lý cục bộ địa chỉ IP tên miền của trang Web người dùng tìm kiếm, sau đó chuyển lại chủ tên miền cục bộ. Máy chủ tên miền cục bộ thực hiện chuyển thông tin tìm kiếm được đến máy dùng. Cuối cùng, người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP được gửi để tìm kiếm trang Web ban đầu. 

DNS hoạt động như thế nào? (How Works DNS?)

DNS hoạt động như thế nào? (How Works DNS?)

2. Phân loại DNS Server và vai trò của chúng 

DNS Server có tổng cộng 4 loại tham gia vào phân giải tên miền bao gồm Root Name Servers, DNS Recursor, TLD Nameserver, Authoritative Nameserver. Cụ thể: 

Root Name Servers 

Root Name Servers có thể gọi đơn giản là máy chủ Root hay Name Server. Name Server chính là Server có vai trò quan trọng nhất trong tổng hệ thống cấp bậc của DNS Server. Đây là một thư viện khổng lỗ có thể định hướng tìm kiếm thông tin giúp bạn . Máy chủ Root là máy chủ với tên miền cao nhất, có thể điều khiển, đưa ra truy vấn cho các máy chủ với tên miền thấp hơn. Quá trình tìm kiếm sẽ diễn ra cho đến khi máy chủ tìm kiếm được thông tin. 

Về quy trình hoạt động, sau khi nhận yêu cầu từ DNS, Root Name Servers sẽ trả lời lại rằng nó đang cần tìm trong TLD Name Servers nào.

Nổi bật của Root Name Servers, việc tìm kiếm tên miền của người dùng luôn được bắt đầu bằng thao tác truy vấn đề máy chủ Root. Nếu máy chủ DNS không có hoạt động ở Root Name Servers, việc tìm kiếm sẽ không được diễn ra. Chính vì vậy, hiện nay, có tất cả khoảng 14 hệ thống máy chủ Root được sử dụng để ngăn chặn tối đa việc dừng tìm kiếm này trong cùng một hệ thống, hay thậm chí ở nhiều nơi khác trên mạng Internet.

DNS Recursor

DNS Recursor nắm vai trò một người làm việc chăm chỉ. Với nhiệm vụ nhận thông tin và trả lại thông tin tìm kiếm được cho trình duyệt để hiển thị cho người dùng đúng thông tin. Hay nói cách khác, DNS Recursor nắm giữ vai trò liên lạc với Server để phản hồi lại trình duyệt mà người dùng tìm kiếm. Và trong quá trình làm việc của DNS Recursor sẽ cần có sự giúp đỡ của máy chủ Root để có thể hoàn thành nhiệm vụ.

TLD Nameserver 

TLD là một nhà quản lý toàn bộ tất cả các thông tin của một phần mở rộng tên miền nói chung. TLD duy trì thông tin cho tất cả các tên miền chẳng hạn như .com, .net, .vn,... hay tất cả những đuôi xuất hiện sau dấu “.” trong liên kết url. Ví dụ, người dùng đang muốn tìm kiếm “google.com”, sau khi nhận được phản hồi từ máy chủ Root, Recursive Resolver sẽ có một truy vấn đến TLD Nameserver. Việc truy vấn này sẽ diễn ra, sau đó phản hồi bằng cách kick trỏ đến Authoritative name server cho tên miền đó.

IANA sẽ thực hiện quản lý TLD name server. IANA sẽ chia các TLD nameserver thành 2 nhóm bao gồm tên miền cấp cao nhất được dùng chung và tên miền cấp cao của mã quốc gia riêng.

Quy trình truy vấn của DNS

Quy trình truy vấn của DNS 

Authoritative Name Server 

Sau khi DNS Resolver tìm thấy được Authoritative Name Server, việc phân giải tên miền sẽ diễn ra. Authoritative Name Server có chứa các thông tin cho biết tên miền đang tìm kiếm gắn với địa chỉ IP tương ứng nào. Nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP trong danh mục của nó có.

3. Cách sử dụng DNS hiệu quả 

Tất cả các DNS Server đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Với khối lượng thông tin vừa được triển khai ở trên, có thể bạn sẽ thấy quá nhiều và không biết bắt đầu sử dụng DNS từ đâu và như thế nào để hiệu quả. Người dùng có thể tự lựa chọn DNS Server để sử dụng, hoặc cũng có thể sử dụng DNS được mặc định qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet, hay Domain Name. Các Server có thể miễn phí hoặc trả phí. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng, tất cả các DNS Server cần được phải thay đổi trong máy tính của bạn một cách bắt buộc. 

0327900540