HỆ THỐNG QUẢN TRỊ WEBSITE: NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI MỚI CẦN BIẾT 

MỤC LỤC

Có thể nói website hiện nay là kênh marketing online chính của nhiều công ty, vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu để duy trì và phát triển hoạt động của website trên nền tảng internet là vô cùng quan trọng. Thiết kế website thôi là không đủ, doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị website chuyên nghiệp để tối ưu khả năng của kênh bán hàng online. Vậy hệ thống quản trị website là gì, cùng F4web tìm hiểu ngay sau đây.

1. Quản trị website là gì? Hệ thống quản trị website là gì?

Quản trị website là quá trình thực hiện quản lý nội dung, tối ưu trải nghiệm người dùng, bảo mật và bảo trì website. Để làm được những việc đó thì doanh nghiệp cần tới hệ thống quản trị website. Theo đó, hệ thống quản trị website là nền tảng cung cấp các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu, phân phối và phát triển nội dung cũng như quản lý mọi hoạt động trên trang.

 

Hệ thống quản trị website là gì?

Hệ thống quản trị website là gì?

Doanh nghiệp có thể truy cập vào hệ thống quản trị website bằng tài khoản người dùng ngay sau khi thiết kế website kết thúc. Lúc này, doanh nghiệp có thể phân quyền cho các cá nhân/tài khoản để giới hạn quyền truy cập, khả năng chình sửa của họ trên trang. 

2. Tầm quan trọng của hệ thống quản trị website

Để phát triển web một cách hiệu quả thì việc liên tục cập nhật thông tin mới về doanh nghiệp, sản phẩm bằng hệ thống quản trị website là không thể thiếu. 

  • Duy trì, nâng cao danh tiếng thương hiệu: Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nên bạn không thể chỉ thiết kế ra một trang giao diện rồi bỏ đó được. Khách hàng truy cập vào nếu thấy trang có nội dung từ nhiều năm trước thì chắc chắn họ sẽ bỏ đi mà không nán lại nghiên cứu để đi tới bước sử dụng dịch vụ. Vậy nên, hệ thống quản trị website là phương tiện giúp doanh nghiệp dễ dàng update nội dung mới nhất để trang không bị cũ. 
  • Tăng cường bảo mật: đầu tư cho hệ thống quản trị website là cách tốt nhất giúp bạn nâng cao bảo mật lên mức tối đa, dễ dàng bảo trì và sao lưu tệp tin của trang để phòng hờ. 
  • Tạo trải nghiệm tốt cho người dùng: bảo trì trang bằng hệ thống quản trị website thường xuyên giúp bạn tìm ra các lỗi từ đó kịp thời sửa chữa, tối ưu. Đừng để khách hàng của bạn rời đi chỉ vì mãi không tải được trang hay thiếu thông tin trên web.

Tầm quan trọng của hệ thống quản trị website

Tầm quan trọng của hệ thống quản trị website

  • Thu hút lượt chia sẻ: nội dung thu hút, bố cục rõ ràng, cập nhật thường xuyên bởi hệ thống quản trị website sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người dùng, và có thể thể họ sẽ chia sẻ trang của bạn lên mạng xã hội và kéo theo nhiều lượt truy cập hơn nữa.
  • Hỗ trợ mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàng mục tiêu: việc chỉn chu từ nội dung tới cách quản lý bằng hệ thống quản trị website giúp bạn mở rộng thị trường trên thế giới internet rộng lớn nhiều hơn bạn nghĩ đó. 

Hãy tận dụng triệt để hệ thống quản trị website để xây dựng và chăm sóc trang của mình kỹ càng để thúc đẩy lưu lượng truy cập, thu hút các khách hàng tiềm năng và làm đẹp danh tiếng của công ty.

3. Công việc cần làm trong hệ thống quản trị website

Vậy thì chức năng của hệ thống quản trị website là gì, người quản trị cần làm gì khi có quyền truy cập, chỉnh sửa trên trang? Một số công việc tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Cập nhật giao diện bằng hệ thống quản trị website: dù website được thiết kế vào thời điểm nào thì sau một thời gian hoạt động, người quản trị vẫn cần thay đổi màu sắc, giao diện để bắt kịp xu hướng và đảm bảo thẩm mỹ.
  • Lập kế hoạch, tạo, cập nhật và chỉnh sửa nội dung: hãy dành thời gian để xây dựng tuyến nội dung mà bạn mong muốn sẽ có trên trang của mình sao cho phù hợp với sản phẩm, dịch vụ
  • Đánh giá website: hệ thống quản trị website thông qua 1 số công cụ còn giúp bạn theo dõi và đánh giá hoạt động của trang để kịp thời cải tiến và tối ưu

Công việc cần làm trong hệ thống quản trị website

Công việc cần làm trong hệ thống quản trị website

  • Hỗ trợ sao lưu dữ liệu, quản lý hosting: bạn sẽ không muốn trang web mình dày công xây dựng bị ai đó hack gây thiệt hại và đánh cắp dữ liệu đâu. Hệ thống quản trị website sẽ giúp bạn kịp thời sao lưu để tránh những trường hợp xấu
  • Theo sát, xử lý lỗi phát sinh kịp thời: các lỗi về kỹ thuật như code, dữ liệu… nếu mắc phải sẽ cần xử lý nhanh chóng để phòng ngừa hậu quả không mong muốn, để chắc chắn thì hệ thống quản trị website sẽ giúp bạn phần này.
  • Nâng cao nhận diện, quảng bá thương hiệu và tối ưu trải nghiệm người dùng: là một nhà bán hàng trên không gian internet, hẳn bạn sẽ muốn đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng của mình. Hệ thống quản trị website sẽ giúp bạn tối ưu tốc độ tải trang, dễ dàng chia sẻ website lên nền tảng mạng xã hội và nhiều hơn nữa.

4. Các tiêu chí đánh giá website hoạt động có tốt hay không

Để có được bức tranh toàn cảnh nhất về hiện trạng của một website cũng như đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động trên Internet nhằm đưa ra các phương án tối ưu, sáng tạo, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá website dưới đây:

  • Trang web hoạt động thường xuyên 
  • Tốc độ tải trang không quá 10 giây
  • Giao diện đẹp, thân thiện và trực quan
  • Bố cục website hợp lý, rõ ràng và chủ đề thu hút
  • Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm 
  • Tương tác tốt với người truy cập 
  • Dễ sử dụng, thao tác, hiển thị được trên nhiều thiết bị máy tính, điện thoại…
  • Tối ưu hóa SEO mang lại hiệu quả và lợi ích kinh doanh cho công ty 
  • Đảm bảo tính bảo mật cao, ngăn ngừa tình trạng bị đánh cắp dữ liệu

Một website có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên sẽ giúp bạn đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng và cả hiệu quả kinh doanh to lớn cho doanh nghiệp của mình nữa đó. 

5. Một số công cụ phổ biến hỗ trợ đánh giá website

Hệ thống quản trị website giúp bạn quản lý toàn bộ các hoạt động diễn ra trên trang và hỗ trợ đánh giá website, theo dõi kết quả để tối ưu nhất có thể. Tuy nhiên, để có thể đo lường được chính xác nhất hiệu quả công việc trên trang, bạn sẽ cần đến trong số các công cụ đánh giá website miễn phí dưới đây: 

5.1. Đánh giá website với Google Analytics:

Công cụ Google Analytics sẽ trợ giúp người quản trị trong hệ thống quản trị website đo lường doanh số bán hàng, theo dõi lượng truy cập, số lần xem trang, thời gian truy cập trang trung bình, tỷ lệ thoát trang và nhiều hơn nữa. Không những thế, công cụ này còn cho phép bạn truy cập vào các thông tin cụ thể hơn của người dùng như vị trí địa lý, phương tiện truy cập web, tốc độ hoạt động trên internet… Với những đặc quyền từ ông lớn Google, bạn sẽ biết được liệu website của mình có đang hoạt động tốt hay không, các khách hàng thường truy cập và tượng tác là ai để từ đó xác định hướng phát triển phù hợp. 

Đánh giá website với Google Analytics

Đánh giá website với Google Analytics

5.2. Google Search Console - Công cụ quản trị và đánh giá website hàng đầu:

Thêm một thành viên của nhà Google có thể giúp hệ thống quản trị website của bạn làm rõ hiệu quả hoạt động trong thời gian qua hơn. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn những số liệu liên quan đến từ khóa cũng như các biến số về lỗi gây hại đến người dùng hay lỗi gây cản trở để kịp thời xử lý. Google Sear Console là công cụ không thể thiếu để phát triển website một cách bền vững

Google Search Console - Công cụ quản trị và đánh giá website hàng đầu

Google Search Console - Công cụ quản trị và đánh giá website hàng đầu

5.3. Theo dõi, đánh giá website với SEMRUSH

Công cụ đánh giá website này sẽ giúp hệ thống quản trị website của bạn nắm được thông tin về các từ, cụm từ đang được đề cập với tần suất lớn trên trang. SEMRUSH là phương án tuyệt vời giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu từ khóa để lên top thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google. 

Theo dõi, đánh giá website với SEMRUSH

Theo dõi, đánh giá website với SEMRUSH

Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống quản trị website mà F4web đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ có ích trong việc giúp bạn quản lý và đánh giá website của mình. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế website hay cần giải đáp thắc mắc về cách hoạt động của hệ thống quản trị website, liên hệ F4web ngay nhé. 

0327900540