Outsourcing hay In-house đâu mới là lựa chọn tốt nhất cho Startup trong nền tảng công nghệ

Thật khó để cho Startup có thể tự đưa ra được quyết định nên chọn In-house hay thuê Outsourcing khi xây dựng nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp mình. Rất nhiều startup vẫn thường lo ngại khi phải chia sẻ ý tưởng của mình đối với người khác lo ngại vì thế họ đã chọn In-house. Trong khi đó, cũng có không ít startup lại chọn Outsourcing bởi họ có niềm yêu thích mãnh việc với việc tạo ra sản phẩm nhanh chóng và tối ưu được chi phí.

Outsourcing-hay-In-house-cho-startup-cong-nghe-1
Outsourcing và In-house đâu mới là giải pháp thành chong cho Startup công nghệ

Ưu nhược điểm của Outsourcing và In-house

Để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định nhanh chóng nên lựa chọn Outsourcing và In-house trong nền tảng công nghệ của mình. Dưới đây dichvuthietkewebsite.vn sẽ tập trung phân tích vào từng ưu - nhược điểm mà mỗi hình thức này đang sở hữu.

Khám phá ưu - nhược điểm của Outsourcing

Outsourcing chính là việc Startup tiến hành thuê một bên thứ ba để lo phần công nghệ cho thương hiệu mình. Lựa chọn nên thuê freelancer hay thuê một công ty Outsourcing cũng là một vấn đề vô cùng đau đầu. Trong bài này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung làm rõ những điểm nổi bật và hạn chế mà mô hình Outsourcing đang gặp phải.

Outsourcing-hay-In-house-cho-startup-cong-nghe

Đánh giá ưu - nhược điểm của team Outsourcing

Ưu điểm của Outsourcing

  • Tiết kiệm chi phí

Khi lựa chọn hình thức này các nhà đầu tư sẽ loại bỏ được các mức chi phí như chi phí tuyển dụng nhân sự, chi phí đào tạo và triển khai các phúc lợi khách, chi phí vận hành toàn bộ hệ thống, cuối cùng là sẽ tiết kiệm được thời gian khi không phải bỏ công sức ra cho đội ngũ dev in-house.

  • Thời gian nghiên cứu và ra mắt sản phẩm nhanh hơn

Bạn hoàn toàn có thể cho khởi chạy dự án ngay từ lúc ý tưởng được hoàn thành mà không cần mất thêm thời gian để triển khai tuyển dụng hay đào tạo nhân sự. Hơn nữa, tất cả các thời gian như thực hiện hay bàn giao kết quả sản phẩm đã thực thi cũng sẽ được đối tác thứ ba cam kết rõ ràng trong hợp đồng.

  • Dễ dàng sở hữu đội ngũ có năng lực cao và có chuyên môn đa dạng

Đương nhiên dù bạn triển khai bất kỳ dự án nào thì việc sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sau cũng giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng hơn. Thế mạng của Outsourcing chúng là cung cấp cho bạn những đội ngũ đã chinh chiến thực tiễn trong nhiều dự án, có khả năng giải quyết được mọi vấn đề liên quan tới kỹ thuật.

Với một công ty Outsourcing chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hoàn thành mọi công việc của dự án nhanh chóng, đồng thời cũng có thể tư vấn các lựa chọn đúng đắn.

  • Quy trình triển khai chuẩn với trang thiết bị đa dạng

Chí tính riêng hệ điều hành Android cũng đã có tới hàng nghìn dòng điện thoại tích hợp khác nay. Cho nên làm sao để có thể tạo ra ứng dụng tương thích với tất cả các thiết bị này luôn là bài toán khó cho các đơn vị Startup. Thông qua những Tester (người kiểm thử sản phẩm) mà công ty outsourcing cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo nhanh chóng.

Hầu hết họ đều được trang bị mọi thiết bị đa dạng và có kinh nghiệm lâu năm trong việc kiểm thử với vô số dự án. Họ sẽ biết rõ được bản thân mình cần phải làm gì cho ứng dụng của bạn. Chưa kể, sự phối hợp ăn ý và các quy trình triển khai chuyên nghiệp cũng sẽ đảm bảo sản phẩm sau khi ra mắt đạt chất lượng cao nhất.

  • Linh hoạt trong việc tăng giảm nhân sự

Đối với team In-house có lẽ quá trình cắt giảm nhân sự sẽ vướng phải nhiều thủ tục rườm rà, gây ảnh hưởng tới hình ảnh và văn hóa của công ty. Nhưng với team Outsourcing, mọi vấn đề sẽ trở nên linh hoạt hơn. Có khi lúc đầu bạn cần thuê cả một đội ngũ nhưng sau đó lại chỉ cần thuê 1-2 người. Hoặc sau khi sản phẩm ra mắt thì bạn chỉ cần 1 kỹ sư maintenance để triển khai bảo trì sản phẩm mà thôi.

  • Tập trung nguồn lực vào những hoạt động mang tính cốt lõi khác

Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi giao một phần công nghệ của mình cho các công ty Outsourcing có độ uy tín cao trên thị trường và luôn am hiểu sâu về startup. Bởi họ biết hiện tại bạn đang muốn gì, cần phải triển khai hoạt động gì cho sản phẩm của mình. Công việc hiện tại của bạn là dành toàn thời gian và tâm chí, nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh mang tính cốt lõi. Để từ đó có thể tạo ra thật nhiều doanh thu và kêu gọi vốn đầu tư nhanh chóng.

  • Có suy nghĩ thấu đáo, đa chiều hơn về sản phẩm

Những quyết định vội vàng sẽ không thể áp dụng trong mô hình của Outsourcing bởi mọi sự thay đổi mà bạn đưa ra đều có thể bị tính phí. Từ đó, tạo ra một rào cản nhất định khiến bạn phải tự nhìn nhận và suy nghĩ nghiêm túc, cẩn trọng, chăm chút hơn cho sản phẩm đang triển khai của mình.

Nhược điểm của Outsourcing

  • Rất khó để kiểm soát về chất lượng dịch vụ

Đây là vấn đề rất hay gặp phải khi bạn lựa chọn thuê freelancer hoặc những công ty Outsourcing có năng lực kém và còn rất ít kinh nghiệm. Đặc điểm của những đơn vị này là thường gắn mác báo giá siêu rẻ.

  • Khả năng giao tiếp kém

Bởi vì không thể face-to-face hàng ngày mà chỉ có thể trao đổi qua tin nhắn hay video cho nên bạn sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định trong quá trình hợp, trao đổi ý kiến. Hơn nữa, còn rất dễ gây ra những hiểu lầm không đáng có hoặc không thể cập nhật được các tiến độ dự án nhanh chóng.

  • Rủi ro về tính bảo mật

Đương nhiên một nền tảng mà bạn nghiên cứu ra sẽ không thoải mái tí nào khi phải chia sẻ mọi ý tưởng với người khác. Hơn nữa, vấn đề công ty Outsourcing đánh cắp ý tưởng và tạo ra một sản phẩm y hệt cũng sẽ khiến bạn lo lắng. Do vậy, chỉ nên chọn các công ty có tiếng trên thị trường và phải được ký NDA (thỏa thuận về bảo mật thông tin).

  • Các quan điểm kinh doanh luôn khác nhau

Chắc chắn, một đối tác công nghệ sẽ không thể có ý tưởng hay quan điểm kinh doanh giống với bạn. Bởi cách thức tổ chức công việc của họ đã hoàn toàn khác biệt. Đa phần, năng lực tư duy kỹ thuật của họ khá là cứng nhắc, theo khuôn mẫu chung và thiết nhiều về tư duy kinh doanh.

Khám phá ưu - nhược điểm của In-house

In-house chính là việc các Startup tự xây dựng cho riêng mình một đội ngũ kỹ thuật để phát triển. Đồng thời, họ cũng tự lập trình cho nền tảng công nghệ của mình.

Ảnh trong bài/Outsourcing-hay-In-house-cho-startup-cong-nghe-2

Đánh giá ưu - nhược điểm của team In-house

Ưu điểm của In-house

  • Tạo an tâm trong vấn đề kiểm soát nội bộ

Thật tốt khi bạn luôn đấy đội ngũ dev của mình làm việc với tâm thế chiến đấu trong suốt cả ngày. Hơn nữa, trong mọi quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm cũng đều có sự góp mặt của bạn. Mọi công việc đều được báo cáo tới hạn hàng hàng, giúp bạn có thể nắm rõ được mọi chi tiết kể cả vấn đề nhỏ nhất. Nếu bạn là người yêu thích các công việc quản lý nội bộ thì chắc chắn mô hình in-house sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.

  • Trao đổi mọi công việc trực tiếp

Trong mọi vấn đề và hoàn cảnh mọi người trong team đều có thể tiến hành thảo luận face-to-face với nhau. Bạn có thể dễ dàng tổ chức các buổi họp hành, lấy feedback trực tiếp, approval,... vào bất cứ thời gian nào trong ngày mà họ cần.

  • Linh hoạt hơn trong công việc

Startup thục chất chính là luôn luôn thay đổi, với team in-house bạn có thể dễ dàng thay đổi spec, requirement, hay fix bug cho ứng dụng bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên bạn cũng cần phải đủ lý lẽ để có để chiến đấu với CTO, PM và cả đội ngũ dev khi quyết định đưa ra những sự thay một cách đổi đột ngột như thế.

  • Dễ dàng xây dựng văn hóa trong công ty

Để mang lại thành công, toàn bộ công ty chắc chắn sẽ phải cùng hướng tới một mục tiêu chung, cùng xây dựng ra các a-dream-team và a-dream-product hay văn hóa cho công ty. Đặc biệt tất cả tinh thần và văn hóa đó cũng sẽ được truyền tải trực tiếp và sản phẩm.

  • Có mối quan hệ gắn bó lâu dài

Thông thường nhân sự cho team in-house sẽ thường sử dụng cho các dự án dài, nhất là các Startup công nghệ lại càng đi theo quy trình chuẩn như vậy. Cho nên, sau khi ký hợp đồng họ sẽ luôn dốc sức để phát triển sản phẩm, đưa ra các ý kiến để cải thiện hiệu quả. Do đó, sự cạnh tranh để chiêu mộ nhân tài trong giới Startup công nghệ ngày càng khốc liệt. Khi các bị trí senior rời đi, bạn phải luôn có sẵn kế hoạch để thay thế như vậy mới không làm ảnh hưởng tới lộ trình phát triển của sản phẩm.

Nhược điểm của In-house

  • Chi phí cao

Hiện nay mặt bằng trả lương cho các nhân viên IT đang ngày càng cao, kèm theo đó là các phúc lợi cũng được đẩy mạnh và vô cùng hấp dẫn. Một đội ngũ dev sẽ bao gồm nhiều vị trí khác nhau và không phải lúc nào các vị trí này cũng sẽ hoạt động song song. Bạn phải luôn chuẩn bị tâm lý để trả lương cho những khoảng thời gian chết khi dev đã hoàn thành tất cả công việc và chưa có task mới.

  • Việc tuyển dụng không hề dễ dàng

Sẽ rất khó khăn đối với các công ty Startup  trong quá trình xây dựng đội ngũ tech từ những ngày đầu. Nhất là khi một trong các co-founder không hề có background công nghệ và network liên quan tới ngành. dù bạn sở hữu CTO thật xịn sò thì việc thuyết phục các tài năng khác đầu quân cho một Startup non trẻ cũng là vấn đề hết sức đau đầu.

  • Tốn rất nhiều thời gian

Có thể thấy rõ, việc tuyển dụng và đào tạo sẽ bị lặp đi lặp lại quanh năm. Điều này sẽ gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ xây dựng sản phẩm của công ty. Do thiếu hụt nhân lực mà không thể ra mắt hay cập nhật tính năng liên tục cũng sẽ khiến bạn chậm chân hơn với đối thủ của mình.

  • Đầu tư nhiều và việc trau dồi chuyên môn kỹ thuật

Công nghệ luôn thay đổi đòi hỏi đội ngũ in-house cũng cần phải học tập các ngôn ngữ lập trình mới hay cập nhật những công nghệ mới trên thị trường. Một vấn đề khác gây ra khó khăn đó là các Startup sẽ luôn phải kiêm nhiệm công việc, do đó họ thường đòi hỏi dev của mình phải hướng đến full-stack.

  • Trễ deadline thường xuyên

Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực chất vấn đề này lại xuất hiện khá nhiều và khó khắc phục. Thực tế thì có không ít Startup phải liên tục trì hoãn việc ra mắt sản phẩm và loay hoay tìm ra các giải pháp giữa những vấn đề nội bộ.

Hơn nữa, các co-founder cũng không bao giờ có được câu trả lời chắc chắn cho việc liệu khi nào họ có thể launch sản phẩm. Điều này gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kế hoạch kinh doanh của công ty. Chưa kể, nó cũng làm ảnh hưởng tới khả năng gọi vốn hay rút ngắn runway của các Startup.

Các Startup công nghệ nghĩ gì về Outsourcing và In-house?

Dưới đây là những đáp án mà chúng tôi đã tổng hợp lại được về suy nghĩ của các nhà đầu tư xoay quanh vấn đề này.

Thích có có team dev In-house

Nếu như tech product là giá trị cốt lõi của mọi công ty thì điều bạn cần làm ngay lúc này đó là xây team In-house cho mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều Startup lựa chọn Outsourcing trong giai đoạn đầu (hay còn gọi là giai đoạn MVP. Nhằm đảm bảo cho  sản phẩm được đẩy mạnh và nhanh chóng ra mắt, có thể sớm nhận được các phản hồi của người dùng. Song song với đó là tiến hành công việc tuyển dụng để xây dựng team In-house cho bước kế tiếp.

Quan tâm nhiều đến khả năng sống sót, tăng trưởng của Startup

Dù bạn sở hữu một đội dev với profile dày kinh nghiệm nhưng lại kiệt quệ về tài chính, không thể cho ra mắt thị trường sản phẩm mới thì cũng không mang lại ấn tượng để để chinh phục các quỹ đầu tư. Hãy biết hạch toán và dành riêng ngân sách để nuôi team dev cho một đối tác Outsourcing uy tín. Như vậy sẽ giúp bạn tối ưu lại nguồn tài chính và có thể đẩy mạnh các lĩnh vực sales hay marketing.

Cách để đưa ra quyết định nên chọn Outsourcing hay In-house

Nên lựa chọn Outsourcing hay In-house? Câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào việc bạn đánh giá nguồn lực nội tại của công ty mình. Để từ đó chọn ra các phương án triển khai phù hợp nhất với mô hình Startup.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ ưu - nhược điểm về Outsourcing hay In-house mà dichvuthietkewebsite.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua nội dung bài viết này, sẽ có thể giúp cho Startup công nghệ của bạn có một phương án triển khai, đẩy mạnh sản phẩm đúng đắn nhất. Để mang lại thành công cả về danh tiếng và lợi nhuận trên thị trường chung.

>> Xem thêm: Giải pháp đầu tư hiệu quả cho người mới bắt đầu

0327900540