Sự lên ngôi của Shopper value và những yếu tố quyết định trong mua sắm

Việc tối ưu về giá cả sản phẩm cũng là một hướng đi tích cực của mọi doanh nghiệp. Thế nhưng, đầu tư vào sự tiện lợi và tạo ra sự yêu thích từ người dùng cho các thương hiệu cũng mang tới hiệu quả kinh doanh tích cực. Để có thể đánh đúng vào sở thích và mong muốn của khách hàng tiềm năng trên sàn thương mại điện tử Shopee, doanh nghiệp của bạn cần phải tạo ra thật nhiều giá trị cốt lõi cho người dùng. Cùng dichvuthietkewebsite.vn tìm hiểu rõ hơn Shopper value là gì ngay trong bài viết này nhé!

xu-huong-shopper value

Tạo lợi thế cạnh tranh nhờ Shopper value

1. Shopper value là gì?

Shopper value chính là lợi ích, tính năng mà các doanh nghiệp mang tới cho người dùng khi trải nghiệm mua sắm trên Shopee. Hiệu quả của xu hướng này được thể hiện rõ thông qua mức độ yêu thích đối với ngành hàng đang kinh doanh. Để từ đó, giúp mang tới lợi thế dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp khi tiến hành chốt đơn.

Nói cách khác, Shopper value chính là sự yêu thích của người dùng về thương hiệu hay sản phẩm - dịch vụ đang được trưng bày trên gian hàng, lòng trung thành của người dùng về những sản phẩm đó và sự tiện lợi mà thương hiệu mang lại.

Mặc dù những ưu đãi liên quan tới giảm giá hay chiết khấu cũng mang tới cho thương hiệu rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú trọng tới những giá trị khác nữa khi bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại Shopee. Theo nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện, việc triển khai ưu đãi giá hời có vẻ thu hút được rất nhiều người mua hàng quan tâm.

Có thể thấy, deals khá quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh doanh trực tuyến của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà các quyết định mua hàng của người dùng trên sàn thương mại Shopee lại không nằm ở giá trị đồng tiền nữa.

xu-huong-shopper value-1

Giới thiệu về Shopper value

2. Những yếu tố quyết định hành vi mua sắm khi Shopper value phát triển

Các Shopper value được người dùng và mọi doanh nghiệp hướng đến khi tập trung phát triển kinh doanh trực tuyến đó là:

2.1 Xu hướng tiện lợi lên ngôi

Với những người dùng có sở thích mua sắm online tại nhà thì sự tiện lợi mà thương hiệu mang tới thậm chí còn trở thành vấn đề cốt lõi, trước khi họ đưa ra những quyết định mua hàng.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 phát triển mạnh mẽ (2020 - 2022), việc shopping online còn trở thành xu hướng của toàn thế giới. Hơn nữa những ngành hàng như thực phẩm, thuốc, hàng gia dụng, làm đẹp cũng được tăng cao nhanh chóng. Bởi tại thời điểm ấy, người tiêu dùng cảm thấy được những mặt hàng này là cần thiết và thuận tiện với cuộc sống hàng ngày của họ.

Thông qua các nghiên cứu trực tiếp với người tiêu dùng, chúng tôi đã kết luận được rằng: Cứ mỗi 10 người thì phải có đến 9 người là cần tìm hiểu thông tin về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên mạng xã hội. Thậm chí họ còn thực hiện nhiều lần hành vi mua hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử và những trang mạng xã hội.

Ngay cả khi dịch bệnh đi qua, các cửa hàng được mở trở lại thì cũng chỉ có khoảng 9% người dân suy nghĩ tới việc hạn chế hành vi shopping online. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là mọi người đã chấm dứt việc mua sắm tại cửa hàng. Nhất là với những danh mục bắt buộc người dùng phải mua sắm tại cửa hàng. 

Shopping online chỉ thật sự phát triển vượt trội đối với những nhành hàng như đồ gia dụng, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, làm đẹp và hàng thời trang. Bởi có một sự thật đó là chỉ đến khi đại dịch Covid-19, nhiều người tiêu dùng mới bắt buộc phải trải nghiệm shopping online. Điều này cũng vô tình tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến. Thế nhưng vẫn sẽ phải duy trì mọi hoạt động diễn ra tại cửa hàng của họ. Việc kết hợp cùng lúc cả 2 phương hướng kinh doanh này sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng với những hình thức marketing mới và có thể hiểu rõ được các sở thích hiện tại của người dùng.

2.2 Duy trì sức mạnh của thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu xuất hiện trên mọi nền tảng vẫn có những ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới nhận thức của người mua. Sau tất cả, người tiêu dùng vẫn có thói quen lựa chọn doanh nghiệp mà họ đã tin cậy và thực hiện hành vi mua sắm nhiều lần. Do đó, bạn cần phải tạo được ấn tượng chuyên nghiệp, mang đến sự ổn định và minh bạch trong quá trình khách hàng mua sắm. Đồng thời, còn tạo ra được mối liên kết thân quen với khách hàng.

Khi các thương hiệu lớn, nhỏ có thể đáp ứng được mọi tiêu chí này thì người tiêu dùng sẽ có thể quyết định chọn mua theo mặc định. Do đó, hầu hết người dùng khi truy cập vào Shopee sẽ thường lựa chọn những thương hiệu hay cửa hàng mà họ luôn tin tưởng.

Thế nhưng, nếu thương hiệu của bạn cũng nằm trong danh sách tin tưởng này thì cũng được tự mãn với kết quả đã đạt được. Bạn nên nhớ rằng, người dùng luôn có nhận thức đối với xã hội nhanh chóng dưới cái nhìn của người mua hàng. Hơn một nửa ý kiến của người dùng từ các cuộc khảo sát mà chúng tôi thực hiện, người dùng sẽ ưu tiên lựa chọn mặt hàng mang lại nhiều giá trị cho họ thay vì chọn mua từ những thương hiệu tin tưởng.

Do đó, điều quan trọng của đội ngũ marketing đó là mang đến những trải nghiệm nhất quán, thông điệp truyền tải phù hợp và hình ảnh sử dụng chân thực. Những người dùng có thói quen mua hàng từ những thương hiệu tin cậy chỉ vì họ có khả năng truyền tải thông điệp vô cùng tốt.

2.3 Deals vẫn luôn quan trọng khi kinh doanh trực tuyến

Quả thực giá trị thương hiệu luôn quan trọng đối với mọi người tiêu dùng. Thế nhưng, việc trải nghiệm dịch vụ tốt với giá hời có lẽ sẽ còn quan trọng hơn nữa. Có đến 41% người dùng ít trung thành hơn với những nhãn hiệu có tiếng. Bởi vì sản phẩm của họ thường có xu hướng giá cả khá cao.

Đó là lý do vì sao 60% người dùng còn lại thường xuyên kiểm tra và tìm kiếm những mã giảm giá, chiết khấu để bù lại giá cả cao. Theo 2021 Deals & Coupons Report đã chỉ ra rằng, phải có tới 57% người dùng lựa chọn phiếu giảm giá và chiết khấu khi mua hàng. Hơn nữa, giờ đây các deals còn có ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng của họ.

Đa số, mọi người sẽ cảm thấy hài lòng khi mua hàng từ những thương hiệu thường xuyên cung cấp deals cho người dùng. Đặc biệt, khi mua hàng trên Shopee thì những giá trị mà họ nhận được lại luôn đạt ở mức hài lòng hơn bao giờ hết. Thực tế, phải có đến gần 40% người dùng thường cảm thấy háo hức, vui vẻ khi họ mua hàng mà lại được hưởng những ưu đãi về giá.

2.4 Cân nhắc thật kỹ bối cảnh kinh doanh

Có bao giờ bạn luôn tự hỏi chính xác thì người tiêu dùng muốn gì và Shopper value ở đây sẽ có những gì hay không? Câu trả lời chúng tôi đưa ra cho bạn đó là còn phải tùy thuộc vào bối cảnh. Hầu hết khi mua sắm, mọi người thường chọn những mặt hàng khác với ý định ban đầu.

Người tiêu dùng luôn biết chính xác sản phẩm mà bản thân cần mua. Thế nhưng, khi có một sản phẩm nào đó được ưu đãi lớn thì họ vẫn sẽ cân nhắc lựa chọn. Những mặt hàng luôn có nhu cầu cao đó là hàng gia dụng hay các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và sắc đẹp. Nếu giá trị sản phẩm được tối ưu lại sẽ có nhu cầu mua cao hơn rất nhiều.

Đặc biệt, gần một nửa số lượng người mua sắm vẫn sẽ ưu tiên đến các giá trị sẽ đạt được. Do đó, các thương hiệu cần phải có chiến lược và thông điệp marketing rõ ràng. Hãy tập trung vào nghiên cứu thị trường, ưu tiên thực hiện các danh mục mang tới hiệu quả nhanh nhất.

2.5 Tạo ra nhiều giá trị cho người dùng hơn là Deals

Có một sự thật thực tế đó là chỉ đưa ra các phiếu giảm giá hay chiết khấu cũng không hẳn là tốt. Như đã liệt kê bên trên, sự quan tâm của khách hàng còn dừng ở sự tiện lợi, sức mạnh thương hiệu và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm - dịch vụ. Chắc hẳn đây sẽ là khó khăn và thách thức dành cho rất nhiều doanh nghiệp khi đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến trên Shopee. 

3. Tổng kết

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đọc đã có thể hiểu rõ được Shopper value là gì? Và những yếu tố sẽ quyết định đến thành công của xu hướng này. Nếu cần biết thêm nhiều thông tin liên quan đến marketing hãy theo dõi thêm thật nhiều bài viết trên dichvuthietkewebsite.vn nhé.

0327900540